Đánh giá:
5/5

Chuột và chuột nhắt có cùng loài hay không?

Chuột (rat) và Chuột nhắt (mouse) hoàn toàn không phải là tên khoa học mà là những tên được dùng trong cuộc sống hàng ngày để chỉ nhiều loại động vật gặm nhấm có nhiều đặc điểm giống nhau về hình thái.

“Chuột” là tên gọi chung cho các động vật gặm nhấm có kích cỡ trung bình và sở hữu cái đuôi dài. Có rất nhiều loài gặm nhấm khác nhau được gọi chung cái tên “Chuột” và giữa chúng nhiều khi chẳng có quan hệ gì với nhau.

“Chuột nhắt” là những động vật gặm nhấm có kích thước cơ thể nhỏ hơn (khi trưởng thành chúng thường tương đương những con chim sẻ). Chuột nhắt cũng có chiếc đuôi dài nhưng mảnh hơn đuôi chuột. Những động vật có tên chung là chuột nhắt như chuột nhà, chuột nhắt sống ngoài đồng, chuột khói, chuột lông cứng (chuột gai)… có thể có quan hệ họ hàng thân thiết nhưng cũng có thể chỉ có họ hàng xa.

Vậy khi nói đến Chuột và Chuột nhắt ta thường ám chỉ động vật nào vậy:

Trên thế giới, “Chuột” thường dùng để chỉ những chú chuột đồng, kích thước trung bình còn “Chuột nhắt” thường chỉ những chú chuột nhà kích thước nhỏ hơn.

Tại sao lại kết luận chúng không cùng một loài? Bởi vì không thể sảy ra chuyện Chuột giao phối với Chuột nhắt để cho ra đời những Chuột con có khả năng sinh sản. Khả năng giao phối và cho ra đời thế hệ con có khả năng sinh sản là căn cứ để xác định các cá thể cùng loài hay không.

Tiện đây cũng xin trả lời một số bạn: Hamster không cùng loài với chuột mà cũng chẳng cùng loài với chuột nhắt. Một số nhà phân loại học xếp Hamster vào họ Muridea (gồm khoảng 600 loài khác nhau trong đó có chuột và chuột nhắt). Nếu đúng như vậy thì Chuột, Chuột nhắt và Hamster cùng họ rồi đấy! Nếu sang năm Tý bạn đã mua một chú Hamster về nuôi thì cũng rất mừng vì “có thể” đã nuôi “người cùng họ” với “Tý” rồi!

Chuột hay Chuột nhắt được đưa vào danh sách 12 con giáp

Chưa tìm được tài liệu nào khẳng định Chuột hay Chuột nhắt có vinh hạnh đứng đầu danh sách 12 con giáp (nếu bạn có tài liệu khẳng định thì xin vui lòng chia sẻ với thuvienkhoahoc!). Một số website của Trung Quốc có viết năm Tý là năm Chuột nhưng có website lại cho rằng Tý bao gồm cả Chuột và Chuột nhắt. Có khả năng cả hai được hưởng chung vinh dự này vì đều gần gũi với con người và có nhiều điểm giống nhau như cùng là những động vật gặm nhấm, sống trong hang hay trong tổ, sinh sản mạnh, phá hoại mùa màng…

Chuột khác chuột nhắt ở điểm nào?

Dù khác loài nhưng Chuột và Chuột nhắt vẫn có quan hệ với nhau vì là những hướng tiến hóa khác nhau từ tổ tiên chung. Tổ tiên chúng tồn tại cách đây bao nhiêu lâu thì vẫn chưa có số liệu chính xác (khoảng 8 đến 14 triệu năm về trước).

Chuột và chuột nhắt khác nhau về các đặc điểm di truyền học, giải phẫu học, sinh sản, sinh trưởng và phát triển.

Về di truyền học: Chuột Nauy có 22 đôi nhiễm sắc thể (NST) với 2,75 triệu cặp bazơ nitơ trong khi chuột nhắt chỉ có 20 đôi NST với 2,6 triệu cặp (người có 2,9 triệu). Khoảng 90% gene của chuột có các gene tương ứng trên người và chuột nhắt.

Phát triển: Chuột lớn chậm hơn chuột nhắt. Thời gian mang thai của chuột dài hơn (21-24 ngày), chuột sơ sinh (không có lông) sẽ mở mắt sau khởng 6 ngày. Chuột mẹ cho con bú khoảng 3 tuần. Chuột nhắt chỉ mang thai khoảng 19-20 ngày. Chuột sơ sinh (cũng không có lông) mở mắt sau khoảng 3 ngày và được chuột mẹ cho bú khoảng 2 tuần.

Đặc điểm khác nhau về giải phẫu dễ thấy: Chuột có sáu đôi vú xếp từ ngực xuống bụngtrong khi chuột nhắt có 5 đôi.

Về hình thái: Chuột có kích thước lớn hơn, nặng hơn (chuột trưởng thành khoảng 350-650 gram, dài 23-28 cm) với đuôi dài 18-23cm. Chuột nhắt trưởng thành từ 30-90 gram, dài khoảng 7,5-10cm với chiếc đuôi dài tương đương chiều dài cơ thể. Nếu tính tỷ lệ kích thước của các cơ quan theo kích thước cơ thể ta sẽ thấy Chuột có tai to, bàn chân to. Chuột nhắt thường có đầu nhỏ, hình tam giác, mũi nhọn. Tuy nhiên việc phân biệt giữa chuột con và chuột nhắt trưởng thành đôi khi thú vị không kém chuyện phân biệt con tôm to và con tôm bé!).

Chuột có là kẻ thù của chuột nhắt hay không?

Câu trả lời là “Có”. Chuột cũng đuổi bắt, làm hại và ăn thịt chuột nhắt!

Phần lớn Chuột hoang và khoảng hơn 10% Chuột nuôi trong phòng thí nghiệm (Karli, 1956) có biểu hiện giết hại Chuột nhắt. Phần lớn Chuột hoang được nuôi trong lồng từ khi mới sinh có phản xạ “làm hại” Chuột nhắt. Nếu để Chuột trưởng thành và Chuột nhắt vào cùng một lồng, Chuột sẽ đuổi và có thể cắn chết Chuột nhắt ở lần tấn công đầu tiên bằng các răng cửa. Chuột nhắt phản kháng bằng cách giơ hai chân trước chống đỡ (như một võ sỹ đấm bốc) hoặc nằm ngửa ra lồng. Thói quen tấn công và giết hại Chuột nhắt sảy ra rất nhanh, có khi chỉ trong vòng vài giây.

Chuột nhắt có thể bị cắn vào lưng, vào cổ, vùng ngực và vùng hông. Một tỷ lệ nhỏ bị tấn công vào vùng bụng.

Các phần cơ thể của Chuột nhắt có khả năng bị “đánh chén” nhiều nhất (theo thứ tự) là vùng xoang sọ, xoang ngực, xoang bụng.

Phản xạ giết hại Chuột nhắt của Chuột là kết quả hoạt động của hệ thống thần kinh thể dịch phức tạp. Bên cạnh đó, khan hiếm thức ăn và thời tiết cũng là các yếu tố ảnh hưởng.

Nếu Chuột được làm quen với Chuột nhắt từ khi còn nhỏ (nuôi chúng trong cùng một lồng từ khi cai sữa đến 3 tuần tuổi), Chuột sẽ không tấn công những Chuột nhắt đã từng sống chung nhưng có thể vẫn tấn công các Chuột nhắt lạ.

Trong các khu nuôi động vật thí nghiệm, người ta luôn chú ý tách riêng (càng xa càng tốt) Chuột và Chuột nhắt vì chỉ mùi của Chuột cũng đủ gây stress cho chuột nhắt (ảnh hưởng rõ nhất đến sinh sản và hành vi của Chuột nhắt). Có thể nói rằng mùi của Chuột gây “lo lắng” cho Chuột nhắt. Nếu quan sát ta sẽ thấy Chuột nhắt có phản xạ chạy trốn khi phát hiện thấy mùi Chuột. Các chất tiết trong nước tiểu của chuột gây stress cho Chuột nhắt (chúng sẽ giảm hứng thú ăn uống, giảm lượng thức ăn và nước uống thu nhận…).
Tại sao chuột lại có hai dịch hoàn lớn vậy? Bài học từ đây là gì?

Làm thế nào để phát hiện một chú Chuột đực? Đơn giản thôi, nhìn phía sau mông của nó sẽ thấy ngay một cái bìu to treo “lủng lẳng”! Dịch hoàn của chuột to quá cỡ (nếu so với kích thước cơ thể) và đôi khi trở thành đối tượngđể ví von cho nhiều câu đùa vui!

Tại sao thế nhỉ?

Đặc điểm giải phẫu của bộ máy sinh sản của một loài có quan hệ mật thiết với hệ thống giao phối của loài đó, để đơn giản cái “thuật ngữ hơi phức tạp này” ta chỉ cần trả lời câu hỏi “Ai giao phối với ai?”.

Ở những loài mà nhiều con đực có thể giao phối với một con cái (khi con cái có biểu hiện động dục) thì tinh trùng của nhiều con đực khác nhau đều có thể vào được đường sinh dục của con cái trong một thời gian không lấy gì làm dài cho lắm (phụ thuộc vào thời gian “chấp nhận” của con cái). Chính vì vậy, những con đực nào “gửi” được nhiều tinh trùng sẽ có cơ hội “có con” hơn những con đực khác vì số lượng tinh trùng khỏe mạnh sẽ tỷ lệ thuận với khả năng gặp gỡ và xâm nhập vào các trứng của con cái. Chính vì vậy, những con đực có dịch hoàn lớn hơn sẽ sản xuất được nhiều tinh trùng và có lợi thế trong con đường sản sinh thế hệ sau của mình. Hiện tượng này được gọi là Thuyết cạnh tranh tinh trùng.
Bao dịch hoàn thật to của Chuột đực

Khi “xã hội Chuột” trong tình trạng mật độ cao (số lượng cá thể quá lớn), hiện tượng một con cái giao phối với nhiều chuột đực sẽ sảy ra phổ biến. Các chú Chuột đực sở hữu hai “quả bóng bầu dục” lớn hơn sẽ có cơ hội thụ tinh cao hơn.

Ở các loài có hệ thống giao phối đơn một đực-một cái, khi con cái động dục sẽ không có hiện tượng cạnh tranh kiểu này nên các con đực không cần phải “mang” hai dịch hoàn quá khổ so với thân thể như ở Chuột. Kích thước của dịch hoàn cũng là một dấu hiệu nhận biết phương thức giao phối của động vật.

Một vài ví dụ:

Một con Gôrila nặng tới 180 kg nhưng dịch hoàn chỉ có khối lượng khoảng 28,5 gram vì chúng sống thành nhóm, một con đực có thể giao phối với nhiều con cái và không cần cạnh tranh với “ai”.

Một chú Tinh tinh có khối lượng cơ thể khoảng 45kg nhưng lại có dịch hoàn nặng tới hơn 100 gram. Tinh tinh cũng sống thành đàn, khi một con cái động dục nó có thể giao phối với nhiều con đực trong một ngày. Như vậy, có thuyết cạnh tranh tinh trùng trong trường hợp này.

Còn Người thì sao? Xét về khối lượng cơ thể và khối lượng dịch hoàn thì người nằm trong khoảng giữa hai người họ hàng trên của mình. Một người đàn ông nặng khoảng 65-90kg sẽ có hai dịch hoàn nặng khoảng 42 gram. Vậy là không to quá nhưng cũng không bé quá! Thử hỏi thuyết cạnh tranh tinh trùng có vai trò gì trong giải phẫu tiến hóa cơ quan sinh dục và hoạt động sinh sản nói riêng cũng như trong quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung?

Bàn về phân loại thức ăn của chuột

Có thể có rất nhiều bạn khi đọc tiêu đề này sẽ suy nghĩ rằng: “Chỉ là ăn thôi mà, có thể có bao nhiêu nghiên cứu? Lại còn phân loại nữa?” Nếu chỉ nghĩ như vậy thì rất sai. Mặc dù văn hoá ăn uống của chuột không phong phú như của con người nhưng cũng rất rộng và phức tạp. Có rất nhiều thức loại thức ăn mà chuột không ăn được, do vậy lúc cho chuột ăn chúng ta phải chú ý đến những điểm này.

Thức ăn của Hamster có thể chia làm 4 loại lớn: thức ăn chính, thức ăn phụ, thức ăn vặt và đồ ăn dinh dưỡng.

1. Thức ăn chính: Thức ăn chính của Hamster đa phần là hạt ngũ cốc, như hạt lúc, bắp, mè, tiểu mạch v.v. Đây là thứcăn không thể thiếu mỗi ngày và cũng giống như cơm, mì mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày vậy.

2. Thức ăn phụ: Thức ăn phụ của chuột đa phần là rau và trái cây tươi. Từ loại thức ăn này chuột có thể bổ sung được lượng nước , điều tiết khẩu vị và bổ sung được nhiều chất xơ.

3. Thức ăn vặt: Thức ăn vặt của chuột đa phần là những loại thực phẩm chứa lượng dầu tương đối cao như mè, hướng dương, đậu phộng v.v. Từ 3- 5 ngày thì chúng ta sẽ cho ăn một lần.

4. Thức ăn dinh dưỡng: Thức ăn dinh duỡng của chuột đa phần là những loại thức ăn chứa hàm lượng protein dinh dưỡng cao như bánh mỳ trùng, lòng trắng trứng đã nấu chín, thịt bò, gà đã nấu chín, cá khô, tôm khô v.v. Những loại thức ăn này là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho cho chuột mẹ trước và sau khi mang thai.

Trên đây là đôi điều về phân loại thức ăn của Hamster. Nếu bạn muốn tự mình tộn thức ăn thì nên nhớ là trong đó nêncó 70% thức ăn chính, 20%thức ăn phụ và 10% thức ăn dinh dưỡng. Nhưng với những loại thức ăn được bày bán trên thị trường thì người ta cũng đã dựa vào tỉ lệ ở trên để làm thành thức ăn và trên cơ bản thì loại thức ăn đó đã thoả mãn được sự hấp thụ thức ăn cần thiết mỗi ngày và cân bằng diinh dưỡng cho chuột. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong vấn đề chăm sóc Hamster và chúc cho những chú Hamster sẽ ngày càng khoẻ mạnh
Công ty Hùng Thịnh

CÔNG TY HÙNG THỊNH

Tham khảo thêm

Dịch vụ của Hùng Thịnh

Bạn muốn tìm công ty diệt côn trùng uy tín

• Diệt mối nhà ở, công trình
• Dịch vụ diệt côn trùng
• Dịch vụ diệt muỗi, phun muỗi
• Dịch vụ diệt kiến, gián, ruồi, chuột
• Dịch vụ vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn.
• Cung cấp thiết bị diệt côn trùng
• Cung cấp hóa chất diệt côn trùng an toàn
• Vui long liên hệ:

Hóa chất diệt côn trùng, mối mọt

CÔNG TY HÙNG THỊNH

TP HCM – CÁC TỈNH MIỀN NAM

HÀ NỘI – CÁC TỈNH MIỀN BẮC

HẢI PHÒNG

BẮC NINH

HẠ LONG – QUẢNG NINH

HƯNG YÊN – HẢI DƯƠNG

0903977081