Đánh giá:
5/5

Đau đầu vì… chuột!

Mưa lất phất, cái lạnh như cứa vào da thịt; bần thần nhìn ruộng lúa của mình bị chuột phá nát, lão nông Nguyễn Lựu (thôn Đông Khương, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn) thở dài: “Trước tết, phá được hai cái hang, bắt hàng chục con chuột, thấy cũng yên tâm; ai ngờ, mấy ngày ni chuột đâu ào về dữ quá, nó cắn sát gốc lúa, từng chòm chết sạch. Vụ ni, mất mùa là cái chắc…”. Ông Lựu cho biết, đông xuân năm ngoái, nhờ thời tiết thuận lợi, chuột và các loại sâu bệnh ít gây hại, vợ chồng ông thu hơn 10 bao lúa tươi từ 1,2 sào đất này. Còn vụ mùa năm nay, theo ông, sợ không đạt 60% của con số đó. Không riêng ông Lựu, hàng nghìn nông dân khác của vựa lúa Điện Bàn cũng đang “đau đầu” vì… chuột. Mặc dù UBND huyện Điện Bàn đã chi khẩn cấp cả chục triệu đồng hỗ trợ nông dân mua thuốc diệt chuột, tích cực ra quân lấp hang, đánh bả, đặt bẫy nhưng tính đến cuối tuần qua, trên địa bàn huyện đã có 230 ha lúa bị chuột cắn phá, tỷ lệ hại bình quân khoảng 5-15%. Đó mới chỉ là con số thống kê chưa đầy đủ; thực tế chắc chắn sẽ cao hơn nhiều…

Gần nửa tháng nay, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Duy Xuyên đã tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở, tập trung hướng dẫn nông dân các biện pháp diệt chuột nhưng đến chiều 24/2, trên địa bàn huyện đã có ít nhất 200 ha lúa bị chuột phá với tỷ lệ hại bình quân 3-20%. Được biết, các xã Duy Phú, Duy Hoà, Duy Sơn, Duy Tân, Duy Trung, Duy Trinh là những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất. Bà Nguyễn Thị Dụy – Trưởng trạm BVTV huyện cho biết, mấy ngày qua, nhiều nơi tổ chức diệt chuột bằng biện pháp bẫy bả đã không còn hiệu quả. Trước tình hình trên, UBND huyện vừa quyết định chi hơn 10 triệu đồng mua Xì gà (loại SG 63 Q) hỗ trợ cho nông dân đặt vào hang xông để tiêu diệt chuột. Song song đó, chính quyền và ngành liên quan ở Duy Xuyên liên tục vận động học sinh các trường trên địa bàn huyện ra quân đào bắt tại những nơi chuột thường trú ngụ như gò cao, bờ tre, kênh mương. Thông tin chúng tôi có được, hơn một tuần nay, nhiều HTX nông nghiệp ở Duy Xuyên đã tổ chức mua đuôi chuột với giá 1 nghìn đồng/cái. Tính đến thời điểm này, số lượng đuôi chuột được thu gom đã hơn 1.200 cái…

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hồng – Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Quảng Nam cho biết, tính đến trưa 24-2 toàn tỉnh đã có hơn 765 ha lúa bị chuột cắn phá. Đáng lo nhất là, hàng trăm hécta lúa tại Núi Thành và Phú Ninh bị chuột gây thiệt hại nặng với tỷ lệ bình quân 30-50%. Theo ông Hồng, thời gian tới, nếu chính quyền các địa phương và nông dân không tích cực triển khai các biện pháp mạnh để tiêu diệt chuột thì diện tích bị thiệt hại sẽ không dừng lại ở con số vừa nêu. Bởi, từ 20-3 trở về sau, khi lúa chính vụ trổ và làm đòng, chắc chắn chuột sẽ hoành hành khủng khiếp hơn…

Lao đao vì rét lạnh và sâu bệnh…

Đợt rét lạnh trước và sau tết Mậu Tý đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, nhất là cây lúa đang trong thời kỳ đẻ nhánh. Cây chậm phát triển, sâu bệnh bùng phát, nguy cơ mất mùa là rất lớn. Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, thời điểm này, tại các huyện trung du và miền núi đã có hơn 1.500 ha lúa nước trời bước vào giai đoạn trổ, làm đòng và ngậm sữa. Tuy nhiên, từ sau tết Nguyên đán đến nay, rét lạnh kéo dài đã làm cho rất nhiều diện tích bị lem lép – thối hạt và sâu cắn gié gây hại với tỷ lệ rất cao; vì vậy, năng suất lúa chắc chắn sẽ giảm mạnh so với cùng vụ sản xuất năm ngoái. Không chỉ vậy, hàng nghìn ha lúa chính vụ (trà cuối) tập trung chủ yếu tại các địa phương đồng bằng cũng đã và đang bị rét lạnh đe dọa nghiêm trọng; cây lúa đẻ nhánh rất kém, năng suất thấp là điều không thể tránh khỏi…

Đáng lo nhất là, suốt 1 tháng qua, nhiều loại sâu bệnh đã phát sinh trên diện rộng, gây hại cục bộ nhiều diện tích lúa và rau màu tại nhiều địa phương trên địa bàn Quảng Nam. Tin từ phòng Kinh tế huyện Duy Xuyên, những ngày gần đây, 83 ha lúa đông xuân của địa phương này bị bọ trĩ gây hại với mật độ 1.000-5.000 con/m2. Ngoài 2 ha lúa của xã Điện Nam Bắc (huyện Điện Bàn) bị cháy chòm do bệnh đạo ôn hại lá, hàng chục ha lúa khác (gieo sạ bằng giống Xi23, BM9820, KD18…) tại các huyện như: Quế Sơn, Thăng Bình, Tiên Phước cũng cùng chung cảnh ngộ.

Đặc biệt, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh mạnh trên diện rộng và gây hại cục bộ gần 100 ha lúa tại Tam Phú, An Phú (thành phố Tam Kỳ) và nhiều xã thuộc vùng tây của huyện Thăng Bình với mật độ 2.000-10.000 con/m2. Bên đám ruộng vàng nám của mình, bà Lê Thị Lành (thôn 2, xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình) nói như muốn khóc: “Chuột phá đã khổ, lại thêm rầy gây hại, sào lúa ni đã bắt đầu xảy ra hiện tượng cháy chòm. Kiểu ni chắc đói…”. Không chỉ bà Lành, nhiều hộ dân ở hai địa phương vừa nêu cũng đang “khóc dở mếu dở” vì… rầy. Ngoài ra, hàng trăm hécta lúa khác trên địa bàn Quảng Nam cũng đã bị sâu cuốn lá nhỏ, ruồi đục nõn, sâu năn, bệnh vàng sinh lý, khô đầu lá, bọ xít đen, sâu đục thân, sâu keo, tuyến trùng rễ… gây hại rải rác.

Theo Chi cục BVTV tỉnh Quảng Nam, gần 25 ha đậu phụng và bắp tại Duy Xuyên, Quế Sơn và một số địa phương khác đang bị sâu khoang, sâu xanh, bệnh thối hạch, thối thân, sâu xám và bệnh chết ẻo gây hại cục bộ. Cạnh đó, sâu đục lá, sâu đục dây, bệnh lở cổ rễ, bọ nhảy, bệnh phấn trắng, giả sương mai, sâu bướm phượng, sâu róm v.v… cũng đang phát sinh và gây hại rải rác trên hàng trăm ha bông vải, khoai lang, ớt, dưa hấu, thuốc lá và các loại rau đậu…

Công ty Hùng Thịnh – Diệt  chuột, diệt côn trùng, diệt mối mọt

CÔNG TY HÙNG THỊNH

Tham khảo thêm

Dịch vụ của Hùng Thịnh

Bạn muốn tìm công ty diệt côn trùng uy tín

• Diệt mối nhà ở, công trình
• Dịch vụ diệt côn trùng
• Dịch vụ diệt muỗi, phun muỗi
• Dịch vụ diệt kiến, gián, ruồi, chuột
• Dịch vụ vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn.
• Cung cấp thiết bị diệt côn trùng
• Cung cấp hóa chất diệt côn trùng an toàn
• Vui long liên hệ:

Hóa chất diệt côn trùng, mối mọt

CÔNG TY HÙNG THỊNH

TP HCM – CÁC TỈNH MIỀN NAM

HÀ NỘI – CÁC TỈNH MIỀN BẮC

HẢI PHÒNG

BẮC NINH

HẠ LONG – QUẢNG NINH

HƯNG YÊN – HẢI DƯƠNG

0903977081