Diet moi toan quoc – Trong những năm qua, những di tích kiến trúc tại khu phố cổ Hội An không chỉ đang dần xuống cấp bởi thời gian mà còn bị côn trùng tấn công với mật độ lớn.
Chùa Cầu Hội An (Ảnh minh họa)
Qua kết quả khảo sát, mặc dù chủng loại gỗ ở các khu di tích, nhà cổ Hội An gồm đinh, lim, sến, táu, kiền kiền, trắc, gụ… không phải là thức ăn ưa thích của loài mối nhưng qua khảo sát từ dấu tích mối để lại cho thấy kiến trúc bị hư hại đã diễn ra nhiều lần và hao mòn dần cho đến ngày nay.
Trong 18/21 điểm di tích khảo sát bị phá hoại phát hiện ra 8 loài côn trùng, gồm 4 loài mối, 2 loài xén tóc và 2 loài mọt. Những loài này hàng ngày phá hoại khá nhiều các hạng mục di tích, chủ yếu là các ngôi nhà cổ. Bên cạnh đó, chất liệu gỗ trùng tu và vật liệu tu bổ hiện nay cũng gây lo ngại về độ bền vững do không được ngâm tẩm, hoặc chưa được xử lý kỹ để chống xâm hại của côn trùng.
UBND tỉnh Quảng Nam đã trích kinh phí gần 15 tỷ đồng để tập trung xử lý, diệt côn trùng hại gỗ trong khu phố cổ Hội An. Đây là kế hoạch đầu tư hàng năm dành cho công tác phòng trừ côn trùng hại gỗ đối với toàn bộ khu phố cổ nổi tiếng này.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam giao Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh làm chủ đầu tư và đưa vào thực hiện trong năm 2012.
Ô Châu (DT)
Công ty Hùng Thịnh