Mỗi năm hàng trăm công trình lớn như bảo tàng, thư viện, khu gia đình hay đê điều đều bị mối phá hại rất nghiêm trọng. Mối không chỉ gây hại trong các công trình xây dựng mà còn gây hại cả cây trồng trong nông, lâm nghiệp. Những nông trường cao su, nông trường chè …cần chú ý đến phòng và diệt mối cho khu vực của mình.
-Cây cao su thường bị mối gặm vỏ, làm cho cây yếu rồi chết.
-Cây sắn thường bị mối phá hoại ngay từ khi đặt hom trồng. -Cây chè bị gặm biểu bì ở gốc cây hoặc ăn cụt rễ cái, làm cây héo úa và chết.
-Cây mía bị phá hoại trên hom trồng và cả trên thân cây lớn.
-Các cây trồng khuôn viên, cây cảnh như đa, nhãn, mận, cau, liễu, trứng cá,…cũng thường xuyên bị mối ăn lớp biểu bì hoặc đục thẳng trong thân cây, làm cây héo úa, yếu và chết dần.
Một số phương pháp diệt mối bạn cần biết:
Cách thứ nhất: Phun các loại thuốc diệt dạng lỏng trực tiếp vào tổ mối. Trước tiên tạo các lỗ từ ngoài vào khoang tổ, dùng thiết bị ép thuốc diệt mối dạng lỏng vào tổ mối với liều lượng tuỳ theo loài gây hại và kích thước của tổ mối.
Cách thứ hai: Dùng bả diệt mối đưa vào tổ mối qua các lỗ khoan rồi lấp lại. Mối thợ sẽ khai thác bả độc rồi mớm cho các cá thể khác trong đàn, kể cả mối chúa. Sau đó cả đàn mối sẽ chết.
Cách thứ ba: Khi tổ nằm trong thân cây có thể dùng máy khoan khoan vào phần rỗng của thân cây. Dùng thiết bị ép dịch thuốc diệt mối dạng lỏng vào trong thân cây. Liều lượng dịch thuốc cần dùng tuỳ theo mức độ rỗng của thân cây và loại thuốc sử dụng. Vì khó có thể phun thuốc tiếp xúc với đa số các cá thể mối trong tổ nên loại thuốc thích hợp cho công tác này là loại có thể lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
Cách thứ tư: Khi tổ mối nằm dưới gốc cây thì giải pháp phù hợp là diệt mối gián tiếp. Tại các nơi mối kiếm ăn đặt các trạm nhử mối (thường sát gốc cây). Sau khi thấy mối vào ăn với lượng cá thể đủ lớn thì tiến hành cho bả vào trong trạm nhử. Sau khi mối thợ khai thác bả sẽ mớm chất độc cho cả đàn mối và đàn mối sẽ chết.