Phỏng theo cơ chế của côn trùng, các chuyên gia đã tạo ra một loại băng siêu dính, có độ bám gấp đôi bình thường, không ngại cả bề mặt bụi bặm, có thể rửa sạch và tái sử dụng nhiều lần.
Những người chế tạo gọi vật liệu này là “băng dính côn trùng” bởi đặc tính bám dính của nó là do một cấu trúc siêu nhỏ, tương tự như trên chân của côn trùng.
Nhóm nghiên cứu tại Viện Max Planck ở Đức và cộng sự tại Mỹ đã phân tích hơn 300 loài côn trùng khác nhau mới tìm được đặc tính tối ưu cho loại băng dính này.
Người ta đã biết đến khả năng bước đi trên tường và thậm chí trần nhà của côn trùng. Bí quyết của chúng là ở hai dạng cấu trúc: hoặc là gan bàn chân trơn (như châu chấu) hoặc bề mặt nhiều lông (như bọ cánh cứng).
Nhóm nghiên cứu mới đây tập trung tìm hiểu những loại côn trùng có bề mặt nhiều lông li ti. Chính mật độ dày đặc các sợi lông nhỏ này đã làm tăng diện tích tiếp xúc, khiến con vật bám vào tường rất tốt.
Loại keo siêu dính đã ra đời theo cơ chế tương tự như thế. Nếu như độ dính của côn trùng trên kính phẳng là 100 kPa, thì sản phẩm của nhóm nghiên cứu đạt 60 kPa. “Chúng tôi không cách chúng quá xa”, tác giả nghiên cứu hào hứng nói.
Do đặc tính mềm dẻo của sợi, băng dính có thể tái sử dụng nhiều lần. Và nếu bám vào bề mặt bụi bặm, thì các hạt bụi cũng sẽ rơi ra qua khe hở nhỏ giữa các sợi.
Sáng kiến này dùng cho những robot leo kính tường, cho việc nhấc những vật trơn như các thấu kính quang học hay đĩa CD, hoặc để bảo vệ những bề mặt kính dễ vỡ.
Thuận An (theo Physorg)
Công ty Hùng Thịnh – Chuyên gia diet moi, diệt côn trùng, diệt chuột