Đặc điểm của loài gián
Gián thuộc loài côn trùng phổ biến nhất. Căn cứ vào những hóa thạch để lại thì gián được biết đến là đã có mặt trên trái đất trên 300 triệu năm. Kích thước của chúng rất đa dạng, một số loài có thể dài tới vài cm. Một số nhà sinh vật học coi loài côn trùng này là một trong những nhóm côn trùng phát triển nhất trên hành tinh. Gián là một trong những nhóm côn trùng dễ thích nghi và phát triển nhất. Chúng có thể sống sót dưới những điều kiện môi trường thay đổi qua hàng triệu năm. Có xấp xỉ 3500 loài gián trên khắp thế giới- khoảng 55 loài được tìm thấy ở nước Mỹ.
Những loài phổ biến nhất là gián Đức, gián Mỹ, gián Phương Đông, gián Vành Nâu, gián Xám,… Đối với 5 loài gián này chiếm tới 95% cho việc kiểm soát chúng ở bên trong và xung quanh các tòa nhà. Ở một số vùng thì loài này có thể nghiêm trọng hơn loài kia, và ngược lại. Có loài thì có thể phá hoại cho các khu dân cư, hay có loài thì phá hoại cho các tòa nhà khác. Nhưng nhìn chung chúng thường được tìm thấy ở một số nơi cụ thể, kể cả những nơi không bình thường.
GIÁN LÀ LOÀI CÔN TRÙNG GÂY BỆNH:
Gián tiết ra chất mùi hôi từ nhiều bộ phận trên cơ thể chúng mà có thể gây ảnh hưởng đến mùi vị của nhiều loại thực phẩm. Khi số lượng gián nhiều thì mùi hôi này có thể tạo ra một mùi đặc trưng trên toàn bộ khu vực nhiễm gián. Các tế bào gây bệnh như là các vi khuẩn cũng được tìm thấy trên cơ thể của gián. Qua thí nghiệm cho thấy một số bệnh về đường tiêu hoá là do lây lan, nhưng còn những bệnh đường ruột khác thì nguyên nhân chính là do gián gây ra. Các bệnh này bao gồm ngộ độc thức ăn, kiết lị, tiêu chảy và các loại bệnh khác. Các tế bào gây ra những căn bệnh này được mang trên chân và cơ thể của gián và được bám vào thức ăn, các dụng cụ đựng thức ăn khi chúng đi kiếm mồi. Chúng còn mang theo rất nhiều các sinh vật đơn bào và các vi sinh vật bên trong cơ thể chúng, một số loại vi sinh vật này có thể liên quan đến việc reo rắc các mầm bệnh. Phân gián và xác gián cũng chứa một lượng chất dị ứng, mà chất này gây dị ứng da, chảy nước mắt, hắt hơi đối với rất nhiều ngưới. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là gián thường không gây ra những bệnh nghiêm trọng.
TÓM TẮT CHUNG VỀ SINH HỌC VÀ CÁCH ĂN Ở CỦA LOÀI GIÁN:
Hầu hết các loài gián có nguồn gốc nhiệt đới và bán nhiệt đới, nhìn chung chúng sống ở các khu vực bên ngoài. Chúng thường hoạt động về đêm, trong khoảng thời gian này chúng đi kiếm thức ăn, nước uống và kết bạn. Ta cũng có thể thấy chúng vào ban ngày, cụ thể là khi số lượng chúng nhiều và khi trong chúng có sự căng thẳng (ví dụ như thiếu thức ăn hay nước uống). Nhiều loại thích môi trường ẩm ướt, nhiều loại lại thích những nơi có nhiệt độ cao. Một số loài gián nhiệt đới sống bằng cách ăn thực vật. Tuy nhiên những loài gián sống trong nhà lại ăn các xác thối rữa và ăn rất nhiều loại thức ăn. Chúng đặc biệt thích ăn các chất tinh bột, bánh kẹo, đường sữa, thịt, nhưng chúng còn ăn rất nhiều chất khác như bia, bơ, các sản phẩm bánh mì, hồ dán sách, keo, tóc, lớp da khô tróc ra, xác động vật và các chất thực vật.
Gián thường chọn những nơi khe kẽ kín để sống. Những nơi này sẽ cung cấp môi trường ấm, ẩm. Một số loài như gián Mỹ, gián trung đông thường tập trung từng nhóm đông đúc ở những bức tường rỗng được bảo vệ hoặc ở những khu vực bên ngoài. Mặc dù chúng thường đựơc tìm thấy từng nhóm vào ban ngày khi chúng ấn náu hay nghỉ ngơi, và có thể được tìm thấy từng nhóm đi kiếm ăn vào ban đêm, nhưng chúng không phải thuộc loài côn trùng sống theo bầy đàn như kiến và ong. Nhìn chung gián thường đi kiếm ăn riêng lẻ và mặt khác chúng sống hầu như độc lập, hay không có tính bầy đàn.
Hình dạng của các loài gián nhìn chung là giống nhau. Chúng có thân hình bầu dục và dẹt, điều này tạo cho chúng có khả năng thu nhỏ và chui vô tất cả các loại khe, kẽ. Lớp vỏ bọc nhô ra quá phần đầu. Chúng có phần miệng nhai và phần miệng này được hướng xuống một chút về phía sau cơ thể. Với những cái chân dài và có nhiều gai, chúng có thể chạy rất nhanh trên hầu hết các bề mặt. Với những bàn chân đặc biệt, giúp chúng có khả năng leo trèo trên những cửa kiếng hay trên trần nhà một cách dễ dàng.
Bên cạnh khả năng đi lại bên trong, bên ngoài, và thực tế là có một số loài có khả năng bay rất tốt, gián còn nổi tiếng trong việc di chuyển đến những khu vực mới qua việc đi nhờ. Bởi vì chúng thích ẩn náu trong những khe, kẽ vào ban ngày. Chúng thường đi theo con người hay hàng hóa vận chuyển quanh thành phố hay trong cả nước. Kiểm tra kỹ các đồ đạc, quần áo, hay các hàng hóa khác chuyển vô nhà, hay một số trang thiết bị có thể có gián ẩn náu. Bằng việc kiểm tra kỹ (trong một số trường hợp) các chuyên gia kiểm soát côn trùng và các nhà nghiên cứu đã đưa ra những con số kinh ngạc về gián Đức xâm nhập vào trong các khu vực như bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, sở thú qua những đường này mỗi ngày.
Bí mật của loài gián
Chẳng hạn, bạn đã biết những điều này chưa ?
1. Nhiều người cho rằng chẳng con vật nào đáng ghê tởm hơn con gián. Trong tổng số hơn 4.000 loài gián thì trong nhà của chúng ta có đến 30 loại. Gián nhà có chiều dài từ 1,5 cm (gián nâu, Blattella germanica) đến 3 cm (gián Mỹ, Periplaneta americana). Thế vẫn còn nhỏ. Một đồng loại với nó sống tại vùng nhiệt đới dài những 9 cm. Đã ăn thua gì. Những con gián thời tiền sử, sống đồng thời với khủng long, chiều dài lên tới 0,5 m đấy.
2. Sức sống của gián rất mãnh liệt. Các nhà khoa học cho biết, các chú gián vẫn sống nhởn nhơ ở vùng nổ bom nguyên tử, đầy các chất phóng xạ. Chỉ gián với bò cạp chịu được môi trường độc hại đó. Điều này còn kỳ lạ hơn: Cắt đầu một con gián, nó vẫn vẫn thở, vẫn ngọ ngoạy, nghĩa là nó vẫn sống, vài ngày sau mới chịu về với Tổ tiên.
3. Năm 2007, một nghiên cứu tiến hành ở Nhật cho thấy gián có trí nhớ, cho phép chúng hình thành phản xạ có điều kiện và có thể “dạy dỗ” chúng được (làm các động tác xiếc chẳng hạn) nhờ sự phản xạ có điều kiện này. Nhà nghiên cứu luyện cho gián tiết nước bọt mỗi khi bị kích thích (giống như con chó của Pavlov) một thế kỷ trước hoặc thực hiện một động tác nào đó thì được uống nước đường. Phản xạ có điều kiện liên quan đến trí nhớ, mà người ta tưởng chỉ động vật có vú mới có.
4. Có một loài côn trùng cũng rất quen thuộc với chúng ta là mối, về hình dáng thì khá giống ong hoặc kiến. Chúng là loài côn trùng xã hội, trong quần thể có tổ chức và đẳng cấp chặt chẽ. Chúng dùng nước bọt để xây một cái tổ khá phức tạp. Thế nhưng lần theo gia phả thì rất lạ: mối lại là họ hàng gần của gián. Việc phân tích ADN chứng tỏ điều này. Những con mối nguyên thủy, cổ xưa nhất sống ở vùng Tây Bắc Australia giống gián một cách lạ lùng.
Gián và tác hại của gián
Gián là loài côn trùng có đôi cánh ôm kín lưng, kích thước khác nhau tùy theo loài, có thể dài từ 2 – 3mm đến 80mm, thân có màu nâu sáng hoặc đen và chúng ít khi bay.
Các loại gián nhà thường gặp là gián Mỹ (Periplaneta americana), gián Úc (Periplaneta australasiae), gián Đông Phương (Blatta orientalis), gián có băng vàng, nâu (Supella longipalpa), gián Đức (Blattella germanica).
Gián sinh trưởng qua 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Tùy theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau từ 1 đến 3 tháng. Thiếu trùng hay còn gọi là gián con thường không có cánh và dài chỉ vài milimét. Khi mới nở có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Gián con lột xác và lớn lên, phát triển thành gián trưởng thành từ sau vài tháng đến hơn một năm tùy theo loài. Gián trưởng thành có thể có cánh hoặc không có cánh.
Gián nhà thường sống chung với người và gây hại cho con người ở trong nhà tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ấm áp, ẩm thấp, có thức ăn thích hợp. Chúng sống thành đàn và hoạt động mạnh về ban đêm, còn ban ngày tìm nơi tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn như ở hố hốc, kẽ tường, kẽ cửa, kẽ tủ, nhà vệ sinh, tủ đựng bát đĩa và đồ ăn, nơi để các thiết bị truyền thanh, truyền hình và các dụng cụ điện; ống nước và rãnh thoát nước, chuồng gia súc… Trong đêm tối, gián thường bò đi tìm thức ăn ở nhà bếp, tủ đựng bát đĩa và thức ăn, nơi thùng rác, cống rãnh thoát nước… Khi ta bật đèn sáng, gián bị hoảng loạn và chạy loạn xạ trên bát đĩa, đồ dùng nấu ăn, nền nhà… để tìm nơi ẩn náu.
Periplanet aamericana
Gián là loài côn trùng thuộc loại phàm ăn và ăn tạp vì chúng ăn được tất cả các loại thức ăn của con người, nhưng món “khoái khẩu” nhất đối với chúng là các loại thức ăn có chất bột và đường như sữa, bơ, bánh ngọt, sô cô la… Khi không có thức ăn ngon, gián cũng có khả năng ăn cả bìa gáy sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác chết của chúng, máu tươi, máu khô, phân… và tệ hại hơn nữa là nhấm luôn cả móng chân, móng tay của trẻ em, người ốm, người lớn đang ngủ ngon giấc…
Khi gián phát triển quá nhiều và quá đông đúc, chúng có khả năng di cư đến nơi ở mới bằng cách bò hay bay thành đàn để tìm chỗ sinh sống.
Gián nhà và khả năng truyền bệnh
Gián nhà là loại côn trùng có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người vì chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở… Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Có lẽ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được cái mùi rất đặc trưng của loài gián sống gần gũi và làm phiền hà cho mình, một số người thường bị dị ứng với gián khi có sự tiếp xúc thường xuyên.
Hoạt động của gián nhà là bò, chạy tự do từ nhà này sang nhà khác, từ cống rãnh, vườn tược, hố rác, nhà vệ sinh… rồi vào nhà ở để trú ẩn. Chúng có thể ăn tất cả những chất thải cũng như thức ăn của con người nên thường mang và phát tán mầm bệnh tấn công con người. Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt… Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.
Làm thế nào để phòng, chống gián nhà?
Biện pháp phòng, chống gián nhà quan trọng và cần thiết nhất là cải tạo môi trường sống như thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và làm giảm nơi trú ẩn của chúng. Biện pháp này có thể bị hạn chế đối với những nhà có trẻ nhỏ và động vật nuôi. Ở những căn nhà riêng biệt, việc phòng, chống gián thu được hiệu quả dễ dàng hơn là ở những căn hộ liền kề vì sau khi diệt được gián ở trong nhà, gián ở ngoài nhà có thể bay vào nhà, nơi có nhiệt độ ấm áp. Ở các ống nước, nơi để áo quần, thực phẩm… là chỗ gián thường xuyên trú ẩn.
Trong những ngôi nhà dù rất sạch sẽ cũng có thể có sự hiện diện của loài gián, nhưng ở đây không phải là nơi trú ẩn thường xuyên của chúng vì điều kiện không thích hợp. Khi phát hiện được gián con với các kích thước khác nhau và nhiều tổ trứng gián thì xác định tại nơi đó có ổ phát triển lâu dài của gián. Ổ gián thường tìm thấy ở các kẽ chân tường, kẽ đồ gỗ gia dụng và những nơi trú ẩn tương tự khác. Ban đêm, dùng ánh sáng đèn rọi rất dễ phát hiện được gián nhà. Việc dọn dẹp sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa hàng ngày là điều cần thiết; thức ăn cần được đậy kín, để trong tủ lưới hoặc tủ lạnh, đừng cho các mẩu thức ăn thừa hoặc các chất hữu cơ vương vãi trong nhà; thùng chứa rác phải có nắp đậy kín và thường xuyên đổ rác; nền nhà nên chùi khô ráo.
Một vấn đề cũng cần chú ý để khống chế gián xâm nhập vào nhà là kiểm tra các tạp phẩm, khăn trải giường, quần áo bẩn, thùng đựng các vật dụng bằng gỗ, giá sách, tủ, giường… để loại bỏ trứng gián và diệt gián trước khi mang vào nhà. Để làm giảm nơi trú ẩn, nơi đẻ của gián, cần làm khít các mối nối bị hở ở sàn nhà, khe tủ đựng đồ dùng và kẽ cửa; lấp kín các rãnh nước, ống thoát nước, ống dẫn nước uống và đường dây cáp điện…
Sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng phun tồn lưu, phun khí dung, rải hoặc phun dạng bột… để diệt gián gặp không ít khó khăn vì nó có khả năng kháng hóa chất, chỉ sau một vài lần sử dụng, gián tiếp xúc với hóa chất mà không bị chết. Hơn nữa hóa chất diệt có tác dụng xua nên nó sẽ tránh và không tiếp xúc. Có thể dùng mồi bẫy gián có chất dẫn dụ hoặc hóa chất có tác dụng xua đuổi. Vì vậy biện pháp diệt gián bằng hóa chất chỉ là giải pháp tình thế tạm thời, cần thực hiện phối hợp với các biện pháp vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện sạch sẽ nhà ở mới có tác dụng hiệu quả.
Vì sao gián mất đầu vẫn sống?
Con vật bị nhiều người ghét bỏ này có bản năng sinh tồn cực mạnh. Mất đầu, song chúng vẫn sống thêm hằng tuần. Các nhà khoa học đã khám phá vì sao chúng làm được điều đó, còn người thì không.
Nhà sinh lý học và hoá sinh học Joseph Kunkel, từ Đại học Amherst, Massachusetts (Mỹ), đã nghiên cứu sự phát triển của gián để tìm ra nguyên nhân sống sót của gián khi mất đầu, và tìm hiểu tại sao con người không thể làm điều đó.
Đầu tiên, việc mất đầu ở người sẽ dẫn đến kết quả là mất máu và huyết áp giảm dến mức không thể vận chuyển ôxy và chất dinh dưỡng tới các mô trong cơ thể. “Người ta mất máu mà chết”, Kunkel bình luận.
Ngoài ra, con người thở bằng miệng hoặc mũi và não kiểm soát các chức năng sống còn này, vì thế khi mất đầu, việc thở cũng ngừng luôn. Hơn nữa, cơ thể người không thể ăn được nếu không có đầu, đảm bảo một cái chết đói chắc chắn.
Song, gián không bắt buộc phải có huyết áp theo cách của con người. “Chúng chẳng có mạng lưới mạch máu rộng khắp như của chúng ta – nghĩa là các mạch tí hon cần áp suất lớn để máu có thể lưu thông. Chúng có một hệ tuần hoàn mở, với áp suất thấp hơn nhiều”.
“Nếu bạn cắt đầu chúng, cái cổ sẽ được liền lại bằng máu cục. Không hề có sự kiểm soát chảy máu ở đây”, Kunkel nói.
Sinh vật này cũng lấy khí trời bằng các lỗ thở, nằm trên các đốt cơ thể. Ngoài ra, não của gián không kiểm soát quá trình thở này và máu không cần mang ôxy đi nuôi các nội tạng. Thay vào đó, các lỗ thở hút không khí trực tiếp vào các mô thông qua một loạt ống nhỏ gọi là khí quản.
Ngoài những yếu tố trên, gián còn là một sinh vật máu lạnh, nghĩa là chúng cần ít máu hơn nhiều so với hoạt động sống của con người. “Một con côn trùng có thể sống sót trong hằng tuần với một bữa ăn mà chúng có”, Kunkel nói.
Nhà côn trùng học Christopher Tipping tại Đại học Delaware Valley ở Doylestown đã thí nghiệm cắt đầu hai con gián châu Mỹ, “rất cẩn thận dưới kính hiển vi”, và làm lành vết thương bằng sáp, ngăn cho chúng khỏi chết vì mất dịch. Kết quả là hai con vật kéo dài tuổi thọ thêm vài tuần trong một cái bình. “Chúng đứng vững, sờ vào nhau và di chuyển”.
Không chỉ cơ thể của chúng sống sót mà không cần đầu, bản thân cái đầu gián cũng sống sót, vẫy râu vài giờ trước khi mất hết nước. Nếu được tiếp dinh dưỡng và làm lạnh, nó có thể sống lâu hơn.
Biến gián thành tế bào nhiên liệu
Điểm thú vị trong cuộc nghiên cứu do các chuyên gia Michelle Rasmussen và Daniel Scherson dẫn đầu là họ tận dụng quá trình trao đổi chất ở gián để sản sinh ra dòng điện, theo website Columbus Dispatch.
Khi gián ăn, nó sản sinh ra một loại đường gọi là trehalose. Sau đó, haemolymph, một nhóm enzyme có trong máu của gián, sẽ đảm nhiệm việc hòa tan đường trehalose.
Cần phải mất vài công đoạn nữa mới hoàn tất việc chuyển đường thành thực phẩm, và đến bước cuối cùng, electron sẽ được sản sinh. Khi gắn dây điện vào gián, các chuyên gia có thể khai thác electron để chuyển hóa thành dòng điện.
Dù công suất không cao, nhưng nghiên cứu của Đại học Case Western Reserve đóng vai trò là chứng minh khái niệm cho thấy có thể dùng cơ thể gián cung cấp năng lượng cho các thiết bị nhỏ, như cảm biến và microphone ở những nơi các nguồn năng lượng khác không thể tiếp cận.
Trong trường hợp có ai đó lo ngại hành động câu dây lên cơ thể gián có thể làm chúng khó chịu, đây không phải là một vấn đề vì gián không có mạch máu. Chúng có hệ tuần hoàn mở.
Trehalose hiện diện trong hệ thống tuần hoàn của nhiều côn trùng, và một số loài có hàm lượng đường cao hơn cả gián.
Trước đó, một nhóm nghiên cứu của Đại học Michigan đã sử dụng vật liệu áp điện nhằm khai thác chuyển động đập cánh khi bay ở bọ cánh cứng.