Công ty diệt côn trùng HTC – Những con côn trùng ép khô lành lặn, tinh xảo như những sản phẩm công nghiệp được rao bán rộng rãi trên website của insect-sale
Tất cả các loại côn trùng được rao bán đều đã chết, được sấy khô để phục vụ khách mua về chủ yếu để trang trí, sưu tầm, phục vụ học tập… Con nào con nấy được quảng bá bằng hình ảnh với sắc màu sống động chứng tỏ mức độ chuyên nghiệp trong việc giữ nguyên hình dáng của sản phẩm đã ép khô so với sản phẩm sống. ở đây, hàng mới về, hàng “nhập ngoại” được giới thiệu thường xuyên. Ví dụ, với hàng mới nhập, một con côn trùng thường được phân theo chủng loại với mã số, nguồn gốc xuất xứ, giống (đực hay cái), giá tiền… Website buôn côn trùng khô này là của Đài Loan, nhưng côn trùng được nhập chủ yếu từ các nước Đông Nam á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Côn trùng ở các nước xa xôi của châu Phi cũng được “bày bán” tại đây. Vì là hàng nhập ngoại như thế nên giá cả cũng giao động mạnh: từ 5 đến 120 USD/con (hoặc một cặp). Theo thông tin trên trang giao dịch thì có cả côn trùng đưa từ Việt Nam sang. Chẳng hạn, côn trùng có tên Latin Herculaisia melaleuca (mã số Cet3104) được niêm yết giá 110 USD/con. Vậy mà riêng nước sở tại Đài Loan (Taiwan) thì lại có khá ít côn trùng “được” (hay “bị”?) rao bán trên web. Điều này không hiểu do xứ Đài khan hiếm côn trùng, do hàng nhập ngoại được ưa chuộng hay do đơn vị kinh doanh hạn chế “đụng” đến côn trùng của nước mình? “Không mua/bán côn trùng sống và những loài côn trùng có trong danh sách bảo vệ ở Đài Loan” – dòng thông tin này xuất hiện ngay trên trang chủ. Dù sao, nhìn vào đây cũng thấy được phần nào: thương mại điện từ ở nước người đã phát triển đến mức độ nào khi cả côn trùng cũng đã đưa vào giao dịch quốc tế.
Bùi Dũng (theo Insect-Sale)
Công ty Hùng Thịnh – Mua bán thuốc diệt côn trùng, thiết bị diệt côn trùng