Loài mối có tập tính xã hội rất cao, sống thành bầy đàn và phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Trên thế giới hiện có khoảng 2700 loài, ở Việt Nam đã phát hiện được 80 loài, các loài này khác nhau về hình thái, số lượng cá thể, cấu trúc xây dựng tổ và mức độ gây hại. Và hiện nay, có 3 loài gây hại phổ biến nhất Việt Nam bao gồm: mối gỗ ẩm, mối đất và mối gỗ khô , trong đó mối thợ đóng vai trò gây hại chính.
-Mối gỗ ẩm: (giống coptotermes) dài khoảng 5-10mm, màu nâu, mối chúa có thể đẻ hàng ngàn trứng một ngày, chúng hoạt động đơn lẻ ở nhiều tầng cao thấp khác nhau.
+Dài từ 5 đến 10 mm.
+Màu nâu.
+Có hai cặp cánh mỏng, cánh rụng sau khi giao phối.
–Mối đất: dài khoảng 5-10mm, màu trắng, phần đầu màu nâu, kiếm ăn chủ yếu ở các công trình kiến trúc,đường mui phủ kín các bề mặt gỗ.
Mối đất là một trong những loại côn trùng gây hại kinh tế quan trọng nhất thế giới bởi vì chúng phá hoại gỗ. Mỗi năm tại Mỹ đã tiêu tốn xấp xỉ 2 tỉ đô la để kiểm soát và trừ mối. Trên thế giới đã thống kê có khoảng 15 loài mối đất gây hại gỗ quan trọng nhất
–Mối gỗ khô: dài khoảng 7-11mm, màu trắng đục, phần đầu sẫm màu, làm tổ trong các công trình có kết cấu được làm từ gỗ, mỗi lần đẻ 4-5 ấu trùng.
+Ấu trùng – 1mm dài, mờ trắng.
+Mối lính – 5mm ngực và bụng nhạt màu, đầu tối màu hơn.
+Mối trưởng thành – chiều dài cá thể lên đến 7mm, hoặc 11mm bao gồm cả cánh.