Nhiều người nghĩ rằng viêm da do tiếp xúc với côn trùng là bình thường. Thế nhưng, đó chính là nhầm lẫn tai hại. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể mang lại hậu quả rất lớn tới bề mặt da.
Viêm da do tiếp xúc với côn trùng:
– Người mắc phải vấn đề này thường là những người có thói quen cởi trần, mặc áo hở, ngủ không mắc màn, hay mở cửa sổ, vì vậy dễ bị côn trùng tấn công.
– Côn trùng đậu vào những vùng da hở, ít được che chắn như cổ, cánh tay, vùng mặt và tiết ra các chất độc có thể gây viêm da. Vậy, phải xử lý tình trạng trên như thế nào là hợp lý và đâu là cách phòng tránh viêm da cho côn trùng?
“Vết thương do côn trùng tấn công”
Thủ phạm gây viêm da
– Thủ phạm gây viêm da có thể là thiêu thân, rết, côn trùng cánh cứng, kiến 3 khoang,… Chúng thường nhỏ bé nên khó bị phát hiện. Khi bị chúng cắn, chúng ta thường chủ quan hoặc thậm chí không hề quan tâm. Đó là suy nghĩ sai lầm vì tuy nhỏ bé, nhiều loài côn trùng lại mang trong mình nhiều độc tố gây hại cho da, đặc biệt là gây bệnh viêm da.
– Khi côn trùng chết, độc tố ở thân chúng tiết ra gây cảm giác phỏng rộp và đau rát. Các vết phỏng nước sẽ dần xuất hiện và lan nhanh với các hình dạng tròn, dẹt, dài và có màu vàng đục lấm tấm chạy theo vệt đỏ ban đầu.
– Sau khoảng từ một, hai ngày chúng sẽ tự vỡ và đóng vảy. Lâu dần, vảy tiết sẽ bong ra, chuyển sang màu thâm, nâu khoảng 1 tuần.
– Triệu chứng ban đầu của viêm da do tiếp xúc với côn trùng cũng giống như các trường hợp viêm da kích ứng khác nên dễ nhầm lẫn. Bệnh nhân thường cảm thấy đau rát, trên cơ thể xuất hiện mẩn đỏ và rất khó chịu,… Sau một tuần, cảm giác ngứa và đau rát không những giảm mà ngày càng tăng, các vất dị ứng lan rộng sang những phần da khác, kèm theo đó là các mụn nước đỏ và ngứa xuất hiện.
Làm gì khi bị côn trùng cắn?
– Dân gian thường xát chanh, muối hoặc xà phòng vào vùng da bị tổn thương, tuy nhiên đó là quan niệm sai lầm. Nên rửa vết thương nhẹ nhàng bằng nước muối loãng hoặc nước sạch ngày 2 lần để trung hòa các hóa chất gây bỏng từ cơ thể côn trùng tiết ra, dùng các thuốc bôi như kem kẽm, kem corticord,… để làm dịu vết thương.
– Khi nghi ngờ nhiễm khuẩn có thể dùng thêm thuốc kháng sinh. Chỉ mất khoảng 7 – 10 ngày để vết thương biến mất mà không để lại sẹo nếu điều trị đúng cách. Nếu vùng da bị tổn thương quá rộng, nên đến bệnh viện để được xử lí kịp thời.
Phòng tránh như thế nào?
⦁ Khi đi ngủ nên mắc màn, soi kĩ các góc, kiểm tra giường chiếu để tránh côn trùng ẩn nấp.
⦁ Không giết côn trùng bằng tay không, tránh để da tiếp xúc với chất dịch do côn trùng tiết ra. Khi da có dấu hiệu bị viêm nhiễm, tránh va chạm để tránh lây sang cách dùng da khác.
⦁ Kiểm tra kĩ quần áo, khăn mặt, thau chậu trước khi sử dụng.
⦁ Trồng một số loại cây “xua đuổi” được côn trùng và tốt cho sức khỏe như bạc hà, hương nhu,…
⦁ Đóng kín các cửa hoặc làm các lưới ngăn côn trùng, nên buông rèm khi bật đèn để côn trùng không bay vào nhà. Đặc biệt vào mùa mưa bão, mùa gặt.
⦁ Mặc quần áo kín đáo, đội mũ hay mang các đồ bảo vệ như ủng, gang tay, kính,… khi đến nhưng nơi côn trùng tụ tập và phát triển nhiều.
⦁ Dọn dẹp vệ sinh quanh nơi sinh sống để ngăn ngừa côn trùng trú ngụ. Đó là biện pháp tốt nhất để ngăn viêm da do tiếp xúc với côn trùng.