Chuột gai Châu Phi có thể trốn thoát trẻ thù ăn thịt như rắn, cú và đại bàng bằng cách tự lột phần lớn da của mình.
Khả năng này của chuột gai lần đầu tiên được các nhà sinh học tại Đại học Florida phát hiện ra. Khi bị kẻ thù bắt, con chuột có thể lột bỏ 60% da của mình để tẩu thoát.
Điều đặc biệt, sau đó, chuột có thể phục hồi lại được phần da bị mất một cách nhanh chóng, trong vòng 3 ngày, mà không để lại sẹo. Sau khoảng 30 ngày thì phần long và màu da được phục hồi hoàn toàn.
Để tìm hiểu xem cơ chế tái tạo mô của chuột gai như thế nào, các nhà sinh học đã đục lỗ ở tai của chuột. Sau đó các lỗ đấy đã được phục hồi lành lại, không khác gì như khả năng tái sinh chân của loài kỳ giông, một loài nổi tiếng trong động vật lương cư về khả năng tái sinh bộ phận bị mất một cách nhanh chóng.
Chính các sợi collagen ở chuột gai sẽ giúp chúng làm chậm quá trình hình thành sẹo. Đồng thời ở vùng bị thương, các tế bào như balstemas (tế bào non), có cấu trúc giống với các loài động vật lưỡng cư như kỳ giông để tái tạo lại phần mô thiếu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể động vật có vú còn nhiều loài có khả năng tái sinh cao hơn so với suy nghĩ trước đây. Không những vậy, sự tái sinh của động vật có vú như chuột gai còn đi kèm với khả năng miễn dịch thú vị của nó.
Hiện nhóm nghiên cứu vấn đang tiếp tục tìm hiểu về loài chuột gai và có thể mở rộng ra nghiên cứu ở các loài khác nhau. Với nghiên cứu này, các nhà khoa học hi vọng sẽ tìm ra cách thức hữu hiệu trong việc điều trị vết sẹo ở người.
Theo datviet