Mối là loài côn trùng hoạt động ẩn náu theo đàn. Vào khoảng tháng 5 và tháng 6 hàng năm, mối trưởng thành cánh dài từ trong tổ bay ra, sau đó thì rụng cánh rồi bò. Trong thời gian đó, mối đực tìm mối cái giao phối ở khu vực phù hợp. Mối đực là mối chúa, chuyên gia phối. Mối cái là mối hậu, chuyên sinh sản. Chúng là nền tảng để hình thành và xây dựng tổ mối mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì mối bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, qua vài lần lột xác thành mối thợ và mối lính (khoảng hai tháng).
Mối là loài có tổ chức xã hội cao. Chúng phân chia thứ bậc và nhiệm vụ trong đàn rất rõ ràng.
- Mối chúa (mối hậu) có bộ phận sinh dục khá phát triển. Mối hậu có thể sống đến 10 năm. Lúc đầu đẻ trứng ít, nhưng sau 4-5 năm thì chúng có thể đẻ 8000-10000 trứng mỗi ngày.
- Mối thợ chiếm đến 85% số cá thể trong đàn. Cơ thể nhỏ nhưng các chi phát triển. Chúng chuyên làm nhiệm vụ kiếm ăn, chế biến thức ăn, xây dựng tổ (dựa vào đồ ăn và bùn), chăm sóc con non và các cá thể trong đàn. Mối thợ có cơ quan sinh sản tiêu giảm.
- Mối lính phân hóa từ mối thợ. Trong tổ, chỉ có khoảng 10% cá thể là mối lính. Chúng làm nhiệm vụ canh gác và tấn công khi có kẻ thù. Mối lính có hàm trên phát triển, là vũ khí rất lợi hại, thậm chí một số con có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng làm đối phương bị hôn mê.
- Mối cánh là do mối non qua nhiều lần lột xác hình thành. Sau khi trưởng thành chúng sẽ bay ra ngoài, tìm và giao phối với mối cái để hình thành tổ mối mới.
Thức ăn chính của mối là chất cellulose có trong gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng rất nhạy và hàm rất chắc. Trong ruột mối có loài siêu trùng roi tiết ra dung môi để phân giải cellulose. Do vậy, những vật dụng và những công trình kết cấu bằng gỗ thường rất dễ bị mối tấn công. Ngoài ra, mối còn ăn cây sống, đặc biệt vào mùa khô để bổ sung nước, nhất là các cây non như bạch đàn, chè sắn và các cây trồng khác. Mối cũng ăn cao su, vải, đồng thời do mang theo đất và độ ẩm nên mối làm hư hỏng máy móc ở những nơi chúng xuất hiện.
Khi phát hiện thấy dấu hiệu phá hoại của mối, bạn có thể liên hệ với Hùng Thịnh để tham khảo phương pháp diệt mối tận gốc của chúng tôi. Xử lý mối sớm và đúng cách sẽ giúp quý khách hạn chế đến mức thấp nhất sự hư hỏng của vật dung và nhà cửa.
Quy trình diệt mối bằng cách phun thuốc của Hùng Thịnh
- Khảo sát và xác định vị trí: Kiểm tra những nơi có dấu hiệu bị mối phá hoại, từ đó xác định phạm vi hoạt động, vị trí tổ mối để có phương pháp xử lý phù hợp.
- Nhử mối: Đặt hộp nhử mối cố định trên đường đi kiếm ăn của mối, chọn nơi yên tĩnh, ít bị xáo động.
- Phun thuốc lây nhiễm: Tiến hành phun thuốc khi đạt yêu cầu về số lượng mối đã vào hộp nhử. Những con mối này sẽ mang theo thuốc trên cơ thể về tổ. Từ đó, những cá thể khác trong tổ sẽ bị lây nhiễm, chết hàng hoạt và bị lên men. Điều này sẽ dẫn đến nhiệt độ, độ ẩm và áp suất trong tổ thay đổi, gây mất cân bằng sinh thái và khiến cho quần thể mối bị tiêu diệt.
- Kiểm tra, đánh giá: Sau khoảng từ 2-4 ngày, xem xét và kiểm tra những đường có mối đi lại trước kia và đánh giá kết quả.
- Phun thuốc phòng mối: Sau khi có kết quả tốt từ các bước trên, tiên hành phun thuốc phòng mối vào những địa điểm đã xử lý mối để đảm bảo kết quả tốt nhất, ngăn không cho mối quay trở lại.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và hóa chất được Bộ Y tế kiểm nghiệm, Hùng Thịnh đảm bảo tiêu diệt mối tận gốc và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người. Liên hệ với Hùng Thịnh để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm dịch vụ tiêu chuẩn Nhật Bản.
Hùng Thịnh