Kinh nghiệm làm bả diệt chuột hiệu quả
Vừa qua tôi có áp dụng làm bả chuột đơn giản mà hiệu quả khá cao. Nguyên liệu gồm: mì ăn liền, nước rửa bát.
Cách làm như sau: mì ăn liền bóp vụn, nước rửa bát hoà với nước lã vào thau chậu, hoà đặc hiệu nghiệm càng cao, sau đó đổ mì ăn liền vào trộn đều. Khi mì ăn liền hút hết nước rửa bát đã pha, ta đem hỗn hợp này tải ra nia hoặc thúng phơi hong trong bóng mát. Khi mì ăn liền đã khô như cũ ta gói vào túi bóng buộc kín, để giữ kín hơi, cất cao và kỹ. Chú ý khi phơi hong phải trông nom cẩn thận không để gia súc, gia cầm, các cháu nhỏ ăn phải sẽ bị tử vong. Hai nguyên liệu này hoà trộn với nhau khi khô tạo thành bả chuột và có mùi đặc trưng rất quyến rũ. Chuột ăn nhiều, đánh nhiều lần chuột vẫn không phát hiện được là bả đánh chúng.
Nếu đánh ở nhà phải đánh ở chỗ kín không để trẻ nhỏ biết. Đánh ở ngoài đồng cho lúa và hoa màu, dùng lá chuối, lá sen hoặc ni-lông để đặt bả. Đánh ở ruộng lúa có nước phải đắp mô đất cao hơn mặt nước. Đánh ở gò đồi, mồ mả bờ mương, máng, có tổ chuột đào, phải ghim chắc lá sen, lá chuối, ni-lông để gió không hất đổ. Bả chuột này đánh rất hiệu nghiệm song cũng rất nguy hiểm cho người và gia súc, gia cầm ăn phải, nhất là đối với các cháu nhỏ chưa có nhận thức lại lấy ăn. Nếu trẻ ăn, phải cấp cứu đi rửa ruột kịp thời. Rất mong bà con bảo quản và sử dụng bả này thật cẩn thận
Hai cách bắt chuột đơn giản.
– Lấy nước đổ vào một cái chậu (chú ý không đổ đầy). Chọn lấy một bắp ngô chỉ còn 1/2 hạt, rồi lấy một sợi dây thép xuyên qua chính giữa bắp để nó có thể xoay tròn được, sau đó đặt ngang qua chậu nước. Để chuột có thể bò lên bắp ngô, bạn hãy đặt một cái que làm cầu. Khi nó bò lên chậu ăn ngô, bắp ngô sẽ quay tròn làm cho chuột rơi vào chậu nước và chết.
– Lấy một chai bia thủng đáy, chôn vào góc tường. Chú ý, đáy chai bia ngang hoặc thấp hơn mặt đất. Như thế góc tường nhà bạn đã có một cái hang. Chuột vào nhà, do chẳng có hang nào chui được, đành phải rúc vào hang do bạn tạo ra. Chuột lớn chui vào không quay được đầu, chuột nhỏ quay đầu được nhưng rất khó nhảy ra. Lúc đó, bạn dễ dàng bắt được chúng.
Diệt chuột bằng cách gây vô sinh.
Thuốc diệt chuột mới là sản phẩm của GS Ye Wenhu thuộc ĐH Phúc Đơn, thành viên thường trực của Hiệp hội Gien Trung Quốc. Theo GS Ye Wenhu, thành phần chính của thuốc là tripterygium wilfordii, một loại dược phẩm truyền thống, nên có mùi thơm hấp dẫn chuột. Sau khi ăn, chuột đực sẽ sản sinh ít tinh trùng hơn và cuối cùng trở thành vô sinh.
GS Ye Wenhu cho biết, đây là cách diệt chuột kinh tế nhất và không gây hại cho con người. Thử nghiệm tại 47.000 hộ gia đình và 5.600 nhà máy tại quận Huangpu của Thượng Hải cho thấy, mật độ chuột đã giảm 30% sau ba tháng và giảm 88% sau một năm.
Loại thuốc diệt chuột mới đã được phép bán ở Australia. Một số quốc gia khác như Việt Nam, Canada, Ấn Độ và Mỹ cũng đã đặt hàng loại thuốc này. Chuột gây hại cho rừng, đồng cỏ, kho chứa thực phẩm, và lây truyền dịch bệnh. Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm chuột ăn khoảng 25 tỷ kg thóc tại Trung Quốc, đủ để nuôi sống 100 triệu người.
Các loại thuốc diệt chuột hiện nay rất độc đối với con người song lại có hình thức hấp dẫn nên trẻ em dễ nghĩ là kẹo. Theo Hiệp hội các Trung tâm Chống độc của Mỹ, năm ngoái có hơn 50.000 trẻ em dưới 6 tuổi ở nước này đã bị ngộ độc do ăn phải thuốc chuột.
Diệt chuột bằng vi khuẩn
Bác sĩ Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, chiến dịch diệt chuột lần này không dùng loại phosphua kẽm như trước đây, mà dùng một loại vi khuẩn đặc biệt có tên Biorat (chế phẩm của Cuba) để đưa vào thức ăn, nhằm gây bệnh thương hàn cho chuột. Đến nay, các cuộc nghiên cứu, khảo sát cho thấy loại vi khuẩn này chỉ gây bệnh cho chuột; không tác hại gì với người và những gia súc khác. Sau khi ăn phải, chuột sẽ mắc bệnh nhưng không chết ngay mà hai, ba ngày sau mới chết. Trong thời gian đó, chúng sẽ lây truyền, gây ra một “đại dịch” cho cả đàn chuột sống chung và làm cho chúng chết hàng loạt. Loại vi khuẩn này đã được đưa vào sử dụng diệt chuột tại một số bệnh viện trong thời gian qua.
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, trung tâm đang lập kế hoạch diệt chuột để gửi cho Sở Y tế. Theo đó, việc diệt chuột bằng phương pháp sinh học sẽ được thực hiện tại các chợ, bến bãi, kho tàng, xí nghiệp, cơ quan hành chính; ưu tiên tấn công mạnhvào các chợ, xí nghiệp và trung tâm hành chính (130 địa điểm)… Ước tính sơ bộ kinh phí cho “chiến dịch” này lên đến gần 2 tỷ đồng, trong đó tiền thuốc khoảng 1,5 tỷ đồng; số còn lại dành cho việc xử lý xác chuột chết… Xác chuột sẽ được chôn lấp kỹ lưỡng, không để gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Theo bác sĩ Giang, Sở Y tế sẽ cố gắng thực hiện xong việc diệt chuột trong tháng 12 tới, hoặc chậm nhất cũng phải dứt điểm trong mùa khô; không để kéo dài đến mùa mưa sang năm bởi môi trường ẩm ướt dễ làm lây lan mầm bệnh khi chuột chết.
Mặc dù chưa có một con số thống kê cụ thể nhưng thiệt hại về kinh tế do chuột gây ra hằng năm trên địa bàn thành phố. Nó còn gây hại đến vệ sinh môi trường và sức khỏe con người, nhất là dẫn đến dịch hạch.
Công ty Hùng Thịnh