Hiểu rõ đặc tính sinh học của mối, chúng ta sẽ có biện pháp diệt và phòng chống mối tốt hơn. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin về mối chúa. Tại sao phải tiêu diệt mối chúa và cách tiêu tiêu diệt tận gốc chúng.
Vì sao lại gọi là mối chúa?
Mối chúa được coi là cá thể quan trong nhất trong tổ mối. Mối chúa và mối vua chính cá thể thành lập, xây dựng và phát triển vương quốc tổ mối. Trong mỗi tổ mỗi có thể một hay nhiều mối chúa. Tuy nhiên, cá thể nắm trọng trách vận hành cả hệ thống tổ mối và chịu trách nhiệm sinh sản chính là mối chúa nguyên sinh
Mối chúa có kích thước khổng lồ, có khi gấp 300 lần so với mối thợ đồng loại. Với thân hình ngoại cỡ so với đồng loại, chúng có thể đẻ ra hơn 30.000 trứng mỗi ngày. Số lượng trứng mối do mối chúa sinh ra thay đổi theo loài và độ tuổi của mối chúa. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các loài mối sống ở vùng nhiệt đới có khả năng sinh sản quanh năm và mùa sinh sản số trứng mối tăng lên rất nhanh. Còn tại những nơi có khí hậu ôn hòa, loài mối thường không sinh sản trong những tháng lạnh
Chúng không thể di chuyển hay tự mình ăn uống mà phải nhờ bầy mối thợ chăm sóc, giúp đỡ những nhu cầu cơ bản để duy trì sự sống. Chính vì thế việc tìm thấy mối chúa để tiêu diệt tận gốc rất khó khăn. Ngoài ra, tổ mối được xây dựng rất công phu với tổ chính và nhiều tổ phụ vậy nên việc phát hiện ra mối chúa mất nhiều thời gian và công sức.
Tác hại của mối chúa gây ra
Mối chúa không trực tiếp gây hại lên đồ đạt vì cấu trúc cơ thể chúng không thể chuyển đổi trực tiếp cellulose thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Nhưng chúng có thể đẻ rất nhiều trứng, trứng này sẽ nở ra thành các mối con và sau này sẽ hình thành ra mối cánh, mối lính và mối thợ. Đây chính là các loại mối gây hại tới đồ dùng trong nhà.
Nếu không diệt được mối chúa thì sẽ có thêm rất nhiều cá thể mối mới được ra đời, phát triển và lại tiếp tục vòng đời sinh sôi.Vì thế diệt được mối chúa sẽ ngăn chặn được những nguy hại về sau.
Diệt mối chúa tận gốc theo phương pháp sinh học
Theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều cách để diệt mối chúa như đào trực tiếp tổ mối, dùng khói, dầu hỏa hay nước tổ vào tổ để diệt mối. Nhưng cách này rất khó đạt được hiệu quả, bởi lẽ việc tìm ra tổ mối cũng là một vấn đề khó.
Công ty diệt mối côn trùng Hùng Thịnh chia sẽ cho bạn cách diệt mối chúa bằng phương pháp sinh học. Với phương pháp này diệt mối chúa theo phương pháp lây truyền bệnh, bạn không chỉ diệt được mối chúa mà còn giúp tiêu diệt nguyên tổ mối. Các bước được thực hiện như sau:
Bước 1: Đặt hộp nhử mối
Tại những nơi có mối xuất hiện phá hoại, đặt các hộp nhử bên trong là gỗ có chất dẫn dụ để thu hút mối vào hộp mồi.
Trước khi đặt hộp cần nhúng hộp qua nước sau đó cố định bằng đinh hay dây thép. Bọc kín mặt trên của hộp bằng túi nilon để giữ độ ẩm cho hộp nhử.
Bước 2: Phun thuốc lây nhiễm
Phun thuốc diệt mối sinh học vào lượng mối trong hộp, với loại thuốc đặc trị này không làm mối chết ngay tại chỗ mà khiến chúng bị dính thuốc mang về tổ làm lây nhiễm cho mối chúa và toàn bộ tổ.
Khi phun thuốc, cần phun vào nơi tiếp giáp giữa nền nhà với đáy hộp nhử để những con mối có ở đó dính thuốc trước khi chạy về tổ. Sau đó dùng tuốc nơ vít tách lần lượt thanh gỗ mồi trong hộp nhử để vào một cái chậu bao gồm cả mối rồi phun thuốc vào. Sắp xếp lại các thanh gỗ và để lại vị trí cũ
Bước 3: Kiểm tra và dọn dẹp
Sau khi phun thuốc từ 3 -5 ngày, cần kiểm tra tất cả các điểm mối xuất hiện trong nhà một lần nữa, nếu thấy vẫn còn mối chứng tỏ ta làm chưa hoàn thiện và còn sót lại một tổ mối nào đó chưa bị diệt hết, cần làm lại lần nữa, nếu thấy không có mối sống hoạt động là đạt kết quả tốt, chỉ cần làm vệ sinh dọn bỏ tàn dư hộp nhử là được.
Phương pháp này dễ dàng thực hiện tại nhà, tuy nhiên cần chú ý lượng thuốc phun ra. Nếu phun quá nhiều hoặc quá ít đều không đạt được kết quá. Nếu bạn gặp khó khăn về các vấn đề kĩ thuật khi xử lí hãy liên hệ ngay với Công ty diệt mối côn trùng Hùng Thịnh. Chúng tôi luôn sẵn sàng hổ trợ bạn các vấn đề về diệt mối tận gốc!