Dịch vụ diệt chuột – Tân- tay “lái” chuột ở Hà Nội, niềm nở: Chuột sẵn, to, chỉ cần đặt trước một ngày sẽ có hàng. Có con nặng đến cả cân. Chỉ cần làm sạch lông, nướng cho vàng ươm, chuột cống to đùng đã “hóa” chuột đồng.
Những cánh đồng ở Xuân Trường – Nam Định vào mùa thu hoạch, các tay thợ bắt đầu săn chuột đồng. Chuột giờ đắt giá, vào bàn nhậu là đặc sản tiếp khách quý. Cũng chính vì lẽ đó mà trò lừa đảo “chuột cống hóa chuột đồng” cũng đang rình rập các thực khách nơi đây.
Phi đội SBC
Nhật (28 tuổi, xã Xuân Ngọc, Xuân Trường) bị gọi là Nhật “chuột” vì có tuổi nghề săn chuột gần bằng tuổi đời. Đầu giờ chiều, cả nhóm gần chục người cầm đủ cuốc, thuổng, lưới, bao đựng, dao… bắt đầu hành trình ngang dọc các cánh đồng. Khắp đồng làng Phú An, Trung Linh, Trung Lễ (Xuân Ngọc)… bạc màu đất cuối vụ thu hoạch. Bờ ruộng và đê xã Xuân Ngọc hằn vết đào bới nham nhở sau khi những đoàn săn chuột rút quân.
Không khó để bắt chuột đồng sau mùa gặt.
“Tìm được chỗ nào người dân gặt sắp xong là hay nhất” – Nhật thông báo. Kinh nghiệm trong nghề cho thấy, ở những đám ruộng cuối cùng trên đồng thường là nơi chuột tập trung về phá lúa. Không cần phải đào phá nhiều, cả đội khoét hố dẫn chuột về bẫy để dễ dàng tóm gọn. Đám ruộng nào còn sót lại đều có sẵn 2 – 3 đội săn chực chờ.
Thưởng (22 tuổi, Xuân Ngọc), một thành viên trong nhóm, nói: Chuột hiếm dần vì quá nhiều đoàn săn. Nếu không tinh sẽ khó phát hiện được ổ lớn. Vừa tốn sức lại không hiệu quả. Thưởng cẩn thận vạch những lùm cỏ, “nghiên cứu” từng vết chân chuột ở miệng lỗ.
Vết chân phải mới, to mới chứng tỏ có chuột còn ra vào. Phát hiện được điểm tốt, Thưởng ra hiệu kêu anh em cùng hành động. Mọi người hì hục đào, từng hệ thống “đường hầm” ngoằn ngoèo hiện dần trước mắt. Có đoạn ăn sâu vào đường ruộng, bờ đê rồi đổ thành nhiều nhánh. “Khó xơi đây, phải đưa rơm vào hun khói thôi, nếu có chúng sẽ phải chạy ra hết” – Nhật nói.
Chưa đầy 5 phút, khói nghi ngút cả đoạn lỗ dài. Cả nhóm lúi húi dụi mắt. Một con chuột khá lớn bất ngờ phóng vù ra cửa hang, nhưng không thoát khỏi mảnh lưới được bố trí sẵn. Nhật nói có nhiều cách bắt chuột khác nhau. Dùng thuổng đào phá hang ổ, chuột sẽ chạy cùng đường tới cuối hang. Trường hợp ổ sâu, dài, nhiều ngõ ngách, phải hun khói, hoặc đổ nước.
Chuột là loài không chịu được khói, sợ nước nên chỉ chốc lát sẽ chui đầu bò ra. Nhóm của Nhật khiến nhiều tay săn khâm phục vì mới huấn luyện thành công hai con chó nhà đánh hơi được hang chuột chính xác gần 100%. Gọi là phi đội SBC (săn bắt chuột) vì các thành viên cần sự lanh lẹn, chính xác mới có thể vồ chụp được những con chuột phóng nhanh trên đồng ruộng.
Gần 20 phút cả chục con đã lọt lưới. Từng chú chuột đồng bị bẻ răng, được bỏ vào túi. Thưởng lý giải, hết răng chuột không cắn được nhưng vẫn sống. Phải sống thịt mới ngon, còn chết trước khi làm thì coi như vứt, mất hết độ tươi, giòn thơm, và lại có mùi hôi. Theo các tay săn, ngày trước chuột nhiều lại nặng ký, bữa nay săn nhiều nên chủ yếu còn chuột nhỏ. Trung bình mỗi ngày săn được vài ba chục ký. Loại chuột lớn, ngon được dùng làm mồi nhậu cho các tay săn. Số còn lại, thương lái đến tìm mua tận đồng.
Thời giá lên đến 40 – 50.000 đồng/kg chuột loại chưa làm sẵn. Ngày thuận tiện, mỗi thành viên trong nhóm kiếm được trên dưới 100.000 đồng. “Nhiều người bỏ làm công nhân, lao động trên thành phố để đổ về quê mùa săn bắt chuột, vừa có thêm thu nhập lại sẵn mồi nhậu ăn uống” – Thưởng nói.
Ở thủ phủ đặc sản chuột đồng
Chưa hết hiếu kỳ với những đoàn săn chuột, Nhật tiếp tục dẫn tôi đi hơn chục cây số để đến thủ phủ của đặc sản thịt chuột. Mới vào đầu làng Vạn Lộc dẫn về xã Xuân Phong (Xuân Trường), chúng tôi thực sự choáng ngợp bởi những dãy dài thịt chuột phơi bày trước mắt. Chuột được làm sạch, trắng phau treo từng xâu hay để quây tròn trên chiếc rổ lớn. “Nhìn vậy đó, nhưng chỉ hơn tiếng họp “chợ” là chuột được bán hết ngay. Chú không mua có khi quay lại sẽ chẳng còn” – chị Xuân ở Vạn Lộc chỉ tay về quầy chuột, nói.
Ở cái làng này, chẳng mấy người nhớ nổi cái “chợ chuột” tự phát có từ đời nào. Chỉ biết rất lâu nó được gắn với biệt danh làng “Vạn chuột” và ngày càng tấp nập kẻ bán người mua. Chỉ vài trăm mét quanh đường liên thôn khu vực cây đa cổ thụ đã có hàng chục quầy lớn nhỏ. Nhiều quán còn nhốt cả chuột sống, trực tiếp làm các công đoạn thịt chuột trước mắt thực khách.
Tính riêng món thịt chuột làm sẵn, chưa chế biến đã có giá trên dưới 100.000 đồng/kg. Chị Xuân nhẩm tính: trừ chi phí, mỗi ngày kiếm 150 – 200.000 đồng tiền lãi là chuyện thường. Hai con chị Xuân nhiều khi nghỉ học để theo các nhóm săn rong ruổi mùa gặt bắt chuột trên đồng.
Những tay săn chuột nhí .
Anh Thắng (38 tuổi, Xuân Phong) tay làm chuột có tiếng, hướng dẫn: Đối với chuột, người chế biến ít khi dùng nước để rửa trực tiếp (nếu có thì chỉ rửa con vật trước khi làm thịt, cạo lông). Ban đầu người ta sẽ thui, cạo sạch lông, mổ và loại bỏ lòng, đầu. Chuột làm xong để ráo, mang băm nhuyễn, ướp cùng bột cà ri, tỏi, sả, lạc rang giã nhỏ, gia vị vừa ăn. Anh Thắng phi mỡ hành, tỏi, cho thịt chuột vào xào khô, khi chín cho lá cách xắt nhuyễn vào trộn đều, nhắc xuống bày ra đĩa, ăn nóng.
Tuy nhiên, đó chỉ là những món cơ bản. Để đáp ứng yêu cầu của thực khách, làng thịt chuột xứ Xuân Phong được người dân mày mò chế biến thành hàng loạt món khác nhau. Nhiều món lên tầm đặc sản, như chuột nhúng dấm, thịt nhồi chiên nướng, thịt chuột xào lăn… Nhiều tay nhậu tâm đắc: Nhấp ly rượu nếp quê cay nồng, nhâm nhi thêm vài miếng thịt chuột mới cảm nhận hết cái thú…
“Chuột giờ thành đặc sản, ngay dân làng cũng ít được ăn, chỉ để tiếp khách quý. Nhiều người săn về để bán kiếm tiền do tiêu thụ nhanh”, ông Trần Văn Luận (67 tuổi, người địa phương) bộc bạch. Anh Thắng nói: “Khách đông, dễ làm nên không ít người ăn nên làm ra với nghề thịt chuột. Có ngày, mỗi quán tiêu thụ vài ba chục cân. Tiếng lành đồn xa, nhiều thực khách ở tận Hải Hậu (Nam Định), hay từ Hà Nội, Thái Bình vẫn kéo tới mua. Vì ở đây nổi tiếng là chuột đồng chính gốc”.
Chuột phố về… làng
Quảng bá thế, nhưng theo Nhật, khách không sành sẽ dễ mắc lừa chuột cống “hóa” chuột đồng vì người ta đang ầm ầm chuyển chuột thành phố về các làng quê Xuân Trường để tiêu thụ. Nhật lý giải: chuột đồng to nhưng có dáng dài, không béo, da chắc do phải vận động kiếm ăn nhiều. Còn chuột phố nhìn bệu, lắm mỡ do sống dọc các hệ thống cống rãnh trên thành phố.
Qua giới thiệu, chúng tôi liên lạc với Tân, tay “lái” chuột ở Hà Nội. Tân niềm nở: Chuột sẵn, to, chỉ cần đặt trước một ngày sẽ có hàng. Giá trên dưới 30.000 đồng/kg. Có con nặng đến cả cân. Chỉ cần làm sạch lông, nướng cho vàng ươm, những con chuột cống to đùng đã “hóa” chuột đồng.
So với chuột đồng, quán bán chuột phố lời gấp đôi ba lần do nguồn cung dồi dào, giá rẻ, nên nhiều người hám lợi. Bà Nguyễn Thị Thu (57 tuổi, xã Xuân Bắc, Xuân Trường) nói: mấy đứa con cháu ở nhà từng khoái món chuột đồng xào. Nhưng khi mua phải chuột cống chế biến, cả nhà hãi không dám đụng đến món “đặc sản” nữa. Chuột phố không ăn thóc gạo như chuột đồng dưới quê mà chỉ ăn tạp chất, bẩn thỉu, hôi thối. Do đó, việc mắc bệnh rất dễ xảy ra.
Nhóm SBC của Nhật trên cánh đồng Xuân Ngọc Ảnh: Nguyễn Huy.
Ông Lê Quang Minh – Phó Chủ tịch xã Xuân Phong cho hay: “Chợ chuột” phát triển vài chục năm nay từ phong trào diệt chuột thời bao cấp. Ban đầu người dân chỉ săn bắt, làm cho cá, rắn ăn, hạn chế chuột phá mùa. Nhưng những năm gần đây, chuột trở thành thực phẩm. Vấn đề chuột phố về quê, xã không kiểm soát hết.
Theo UBND xã Xuân Ngọc, người dân tự phát săn chuột về ăn, bán lúc thu hoạch lúa nên khó kiểm soát. Xã tuyên truyền, hướng dẫn về tác hại của chuột gây bệnh tật, dịch hạch. Cái đáng lo là tình trạng săn chuột dẫn đến phá hoại hệ thống đường ruộng, bờ đê.
Công ty Hùng Thịnh – Chuyên gia diệt chuột